Xu hướng lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại

Coface ước tính rằng cứ mỗi 1% thuế nhập khẩu mà Mỹ tăng, giá trị xuất khẩu trung bình của các đối tác thương mại bị Mỹ áp thuế sẽ giảm 0,5%, trong khi ngành vận tải và cơ giới bị ảnh hưởng đặc biệt, dự kiến sẽ lần lượt giảm 4,4% và 3,7%.

Theo báo cáo trên, thuế nhập khẩu của Mỹ đã tăng mạnh trong giai đoạn 2016-2018 và đã tăng gấp đôi kể từ năm 2009. Tác động gián tiếp của việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu là xuất khẩu vào Mỹ của các đối tác thương mại bị áp thuế cũng sẽ sụt giảm. Các mức thuế này chỉ chiếm 1/6 các biện pháp bảo hộ thương mại được thực hiện trên phạm vi toàn cầu.

Coface cho biết số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại thực hiện trên toàn cầu hiện nay đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Ở hầu hết các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Canada, Australia và một số ít quốc gia mới nổi lớn như Brazil, Argentina và Ấn Độ, tỷ trọng nhập khẩu chịu ảnh hưởng tiêu cực do các biện pháp bảo hộ thương mại cao hơn định mức nhập khẩu được hưởng lợi từ các biện pháp có lợi.

Tuy nhiên, một số nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Campuchia), Nga và một số nước Mỹ Latinh (Mexico, Colombia và Peru) không bị liệt vào các nước bị ảnh hưởng mức độ như trên.

Trong các biện pháp bảo hộ thương mại, việc tăng thuế nhập khẩu có thể nói lần đầu tiên chịu gánh nặng. Mặc dù so sánh với các biện pháp khác, thuế quan không nhất thiết phải sử dụng nhiều nhất, nhưng tỷ trọng đã tăng gấp đôi trong 9 năm, và đến tháng Chín năm nay, đã chiếm 16% trong tổng số các biện pháp, so với mức 8% của năm 2009.